Thủ tục, chuẩn bị lễ nhập trạch nhà mới cần làm những gì?

Thủ tục, chuẩn bị lễ nhập trạch nhà mới là việc làm rất quan trọng mà bất kỳ gia chủ nào cũng cần chú trọng. Đây là một nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam từ xưa tới nay. Vậy nghi lễ này cần chuẩn bị và làm những gì để có thể mang tới may mắn cho gia đình?

nhập trạch

I. Thủ tục, chuẩn bị lễ nhập trạch nhà mới và những điều cần lưu ý
Có 3 công việc quan trọng trong thủ tục, chuẩn bị lễ nhập trạch nhà mới mà gia chủ nhất định phải quan tâm, đó là sắm lễ, thủ tục nhập trạch và văn khấn.

1. Chuẩn bị lễ nhập trạch nhà mới
Sau khi bạn đã chọn được ngày giờ chuyển nhà, việc tiếp theo là chuẩn bị đầy đủ những đồ đạc, lễ vật trong lễ cúng.
Theo quan niệm của người xưa thì mâm cúng lễ nhập trạch nhà mới phải bao gồm 3 phần chính, đó là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.
– Với mâm ngũ quả: bạn nên sử dụng ít nhất 5 loại quả trở lên, như: nải chuối, đu đủ, xoài, dưa hấu, dừa,… Sau khi rửa sạch các loại quả phải xếp ngay ngắn lên đĩa theo hình thức phù hợp. Bạn cũng lưu ý nên chọn những quả theo tiêu chí to, đẹp, không bầm, dập, thối hoặc nát. 
– Về hương hoa, gia chủ cần chuẩn bị những vật dụng sau: hoa tươi, 3 miếng trầu cau, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đừng muối, gạo, nước trộn lẫn, giấy vàng bạc, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp. 
– Mâm rượu thịt: 1 miếng thịt luộc, 1 trứng vịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc (gọi là bộ tam sanh), xôi, gà luộc nguyên con, 3 chén rượu, 3 chén trà, và 3 điếu thuốc.

thủ tục nhập trạch

2. Thủ tục nhập trạch nhà mới
Để mọi việc diễn ra được thuận lợi, gia chủ cần lưu ý thực hiện thủ tục, chuẩn bị lễ nhập trạch nhà mới theo các nghi lễ như sau:
– Đầu tiên, trong ngày nhập trạch gia chủ phải là người bước vào nhà mới đầu tiên đem theo những vật dụng quan trọng, những thành viên khác đi sau và mang theo tiền của. Những vật dụng đi cùng gia chủ đó là: một chiếc chiếu đang dùng, một bếp lửa (không dùng bếp điện), một cái chổi mới, lễ vật.
– Gia chủ sắp lễ vật lên mâm, thắp nén nhang để xin nhập trạch và xin phép rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
– Sau đó, gia chủ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên. Tiếp đó, dùng nước này dâng lên gia tiên và các thần linh, cũng có thể mời các thành viên trong gia đình cùng uống.
– Gia chủ đọc bài văn khấn, làm lễ cáo yết Gia tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.
– Cuối cùng hành lễ nhập trạch nhà mới xong, chúng ta tiến hành dọn lễ, hóa vàng.

lễ chuẩn bị nhập trạch

II. Những điều nên và không nên sau khi hoàn thành lễ nhập trạch
– Khi dọn lễ xong cần làm lễ bái tạ.
– Trình tự khấn là khấn thổ công trước rồi mới tới gia tiên.
– Phải chọn hướng ban thờ kỹ lưỡng, đẹp, đúng phong thủy
– Nên ngủ lại một đêm ở nhà mới sau lễ nhập trạch nếu như bạn chưa chuyển được ở hẳn.
– Phụ nữ đang mang thai cần tránh dọn nhà, người tuổi Dần cũng không nên phụ dọn nhà. Nếu quá cấp bách, người có mang phải dùng một cái chổi mới mua, chưa sử dụng để quét hết các đồ vật trong nhà trước khi chuyển chúng đi.-
– Treo chuông gió trước cửa: Bạn nên chọn những loại chuông gió làm bằng kim loại, tính kim, để giúp xua đuổi tà ma, bệnh tật, đồng thời báo hiệu đã có người dương đến ở.
– Xông nhà mới: Việc này nhằm xua đuổi chướng khí đã tích tụ từ chủ nhà trước. Theo đó, bạn cần chuẩn bị vật liệu xông bao gồm: trầm hương, nhang thơm, thảo dược. Sau đó, tiến hành đốt và đặt thuốc xông trong lư hương nhỏ hoặc siêu đất. Tiếp theo, bạn mở tất cả các cửa và cầm theo bình xông, xông từ trong ra ngoài trên xuống dưới để các khí xấu sẽ theo làn khói mà bay ra ngoài. 
Mặc dù chúng ta đều biết rằng khi chuyển đến nhà mới cần phải có lễ nhập trạch nhưng không phải ai cũng biết đến các thủ tục, chuẩn bị lễ nhập trạch nhà mới ra sao. Vì vậy bài viết này của dịch vụ vận tải Phát Đạt hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về nghi lễ này. 
Tuy nhiên đây chỉ là thủ tục, nghi lễ nhập trạch nhà mới tại nhà mặt đất, nhà phố, nếu bạn ở chung cư thì xin mời xem thông tin về bài viết thủ tục, chuẩn bị lễ nhập trạch chung cư.

0962114686 0915010777